Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Đánh giá tác động của chi phí lãi vay đến thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí lãi vay có tác động như thế nào đến thuế thu nhập doanh nghiệp?

     Trong giai đoạn 2015-2018 phần lớn các hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết sẽ cắt giảm và xóa bỏ thuế quan, trong đó có nhiều hiệp định tỷ lệ cắt giảm, xóa bỏ thuế quan lên tới trên 90%. Điều này sẽ khiến tổng thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục giảm. Để đảm bảo cân đối nguồn thu, từng bước nâng cao tỷ trọng thuế TNDN trong tổng thu ngân sách, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số 225/QĐ-TCT ngày 4/2/2016 thành lập nhóm nghiên cứu triển khai đề án đánh giá tác động của chi phí lãi vay đến số thu thuế TNDN, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
thuế doanh nghiệp
      Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, tổng số thu từ thuế và phí hiện nay đến từ 3 nguồn chính gồm thuế gián thu (TTĐB, GTGT), thuế trực thu (TNDN, TNCN) và thuế xuất nhập khẩu. Trong bối cảnh thuế nhập khẩu giảm, việc ổn định thu NSNN sẽ chủ yếu dựa vào nguồn thu từ thuế gián thu và thuế trực thu. Nghiên cứu cơ cấu thu NSNN trên thế giới cho thấy, thuế trực thu ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của nhiều nước, bao gồm cả nước phát triển và nước đang phát triển. Mặc dù thuế suất thuế trực thu luôn có chiều hướng được điều chỉnh giảm và áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, song tỷ lệ động viên từ thuế theo GDP lại có xu hướng tăng. Ở các nước phát triển, thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN. Ở Mỹ thuế trực thu chiếm 74,8%, Nhật Bản là 74%. Ở Việt Nam, tỷ trọng thuế TNDN trong tổng thu NSNN năm 2009 đạt 52.191 tỷ đồng, chiếm 19,3% trong tổng thu NSNN và bằng 3,15% GDP. Các số liệu tương ứng của năm 2010 là 82.297 tỷ đồng,  22,5% và 4,15% GDP; Năm 2011 là 96.600 tỷ đồng, 22,4%, 3,81% GDP; năm 2014 là 220.423 tỷ đồng, chiếm 26% tổng thu NSNN. Như vậy, nếu so với các nước, tỷ trọng thuế TNDN trong cơ cấu thu nội địa của Việt Nam còn thấp. Đây là dư địa để tăng tỷ trọng thuế TNDN trong cơ cấu thu nội địa, nhằm ổn định NSNN tương lai.
 
     Đại diện Ban cải cách và hiện đại hóa Tổng cục Thuế cho biết, theo kinh nghiệm quốc tế, để nâng cao tỷ trọng thuế TNDN, trước hết cần cắt giảm thuế suất thuế TNDN; sử dụng các biện pháp ưu đãi thuế TNDN để thu hút, khuyến khích đầu tư, phát triển KTXH, đồng thời phải quản lý chặt chẽ các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN, đảm bảo phản ánh đúng chi phí, phục vụ cho hoạt động SXKD và hạn chế tình trạng các DN lách luật thông qua chi phí lãi vay để tránh thuế. Nhiều nước trên thế giới đã khống chế chi phí lãi vay trong xác định chi phí thuế TNDN đối với DN có tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu quá cao (vốn mỏng).
 
     Ở Việt Nam, chính sách thuế TNDN đã được sửa đổi theo lộ trình giảm thuế suất, đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế, bổ sung các quy định để bao quát hoạt động kinh doanh mới phát sinh như bán hàng đa cấp, thương mại điện tử…Tuy nhiên, chính sách thuế của Việt Nam chưa bao quát và giám sát được hoạt động chuyển nghĩa vụ thuế từ công ty này sang công ty khác (công ty liên kết), hoặc từ công ty con sang công ty mẹ thông qua cơ cấu nguồn vốn SXKD dưới hình thức tăng tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu. Điều này đặc biệt trở nên nghiêm trọng khi các công ty liên kết, các công ty mẹ đóng ở nước ngoài, nhất là tại các “thiên đường thuế” dẫn đến hiện tượng các công ty tại Việt Nam triền miên khai báo lỗ, hoặc lãi không nhiều, khiến Việt Nam thất thu một khoản đáng kể. 
 
     Để hạn chế lỗ hổng thuế TNDN do yếu tố chi phí lãi vay, Tổng cục Thuế đã thành lập nhóm nghiên cứu nhằm triển khai đề án đánh giá tác động của chi phí lãi vay đến số thu thuế TNDN. Theo đó ngay trong năm 2016, cơ quan thuế sẽ tập trung nhân lực thành lập tổ thực hiện đề án xây dựng phương án, mẫu biểu để thu thập dữ liệu về vốn vay, vốn chủ sở hữu, chi phí lãi vay, chi phí được trừ khi xác định tính thuế TNDN theo từng lĩnh vực, loại hình kinh tế, ngành nghề, quy mô vốn. Trên cơ sở dữ liệu này, sau khi tổng hợp và phân tích, cơ quan thuế sẽ lập báo cáo đánh giá sơ bộ tác động của chi phí lãi vay đến số thu TNDN; tổ chức hội thảo báo cáo sơ bộ về kết quả nghiên cứu và tham vấn ý kiến các chuyên gia, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu để quản lý thuế, hạn chế thấp nhất tình trạng trốn thuế thông qua chi phí lãi vay.

Cục Thuế Thừa Thiên Huế đồng hành cùng “Năm doanh nghiệp”

Với mục tiêu tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) hoạt động sản xuất kinh doanh, Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã chọn năm 2016 là “Năm doanh nghiệp”. Theo đó, sẽ triển khai đồng loạt các biện pháp hỗ trợ DN không chỉ về vốn, tài chính, mà còn về cơ chế, chính sách.

Tổng cục thuế thừa thiên huế
Hỗ trợ người nộp thuế quyết toán thuế TNCN và TNDN tại bộ phận 1 cửa của cơ quan thuế.
Là đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, ngành Thuế hiểu rằng sự phát triển ổn định của doanh nghiệp chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Vì vậy, cùng với các cơ quan ban ngành khác trong tỉnh, Cục Thuế cùng chung tay, đồng hành với “Năm doanh nghiệp Thừa Thiên Huế 2016” để giúp DN tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh trên địa bàn.
 
Những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của Cục Thuế
 
Trong những năm qua thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Cục Thuế đã nỗ lực phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính về thuế, giúp người nộp thuế thụ hưởng đầy đủ quyền lợi của công tác cải cách đề ra.
 
Công tác hỗ trợ người nộp thuế đã có sự đa dạng về hình thức, ngoài việc phối hợp định kỳ với các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình để thực hiện các phóng sự, bài viết tuyên truyền về chính sách thuế, cơ quan thuế còn chủ động tổ chức các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như: đối thoại doanh nghiệp toàn tỉnh, phối hợp với Cổng thông tin điện tử của tỉnh tổ chức đối thoại theo chuyên đề. Bên cạnh đó, những mô hình hỗ trợ mới và thiết thực cũng đã được Cục Thuế triển khai như: “Tuần lễ lắng nghe người nộp thuế” hay “Tháng hành động hỗ trợ NNT nộp thuế điện tử” đã đem lại những hiệu quả cho công tác hỗ trợ người nộp thuế cũng như đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía cộng đồng DN.
 
Cải cách thủ tục hành chính trong năm qua có thể sẽ không đạt kỳ vọng nếu như nộp thuế điện tử không được triển khai thành công. Bằng những nỗ lực trong công tác  tuyên tuyền, tổ chức các lớp tập huấn và những chương trình hỗ trợ phù hợp đã giúp người nộp thuế dễ dàng tiếp cận với nộp thuế điện tử, tính đến hết năm 2015 đã có gần 95% doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ này.
 
Ngoài những đổi mới trong công tác hỗ trợ người nộp thuế, lãnh đạo Cục Thuế cũng đã quán triệt thái độ, tác phong làm việc của cán bộ, công chức khi tiếp xúc với NNT, nghiêm cấm những hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà.
 
Cải cách hành chính về thuế vẫn là nhiệm vụ ưu tiên trong thời gian tới
 
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính thuế trên địa bàn tỉnh gặt hái được những thành công nhất định, nhìn chung đã làm hài lòng doanh nghiệp và người nộp thuế. Năm 2016 tiếp tục được Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế chọn làm “Năm doanh nghiệp”, do vậy, Lãnh đạo Cục Thuế xem công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian đến.
 
Ngoài việc bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng cục Thuế, Cục Thuế Thừa Thiên Huế cũng đã cụ thể hóa công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2016 bằng những kế hoạch thiết thực, trong đó công tác hỗ trợ người nộp thuế về chính sách thuế vẫn là nhiệm vụ được ưu tiên. Ngoài việc tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị đối thoại xuyên suốt trong năm, Cục Thuế còn tập trung hỗ trợ người nộp thuế theo chuyên đề thông qua những kế hoạch hỗ trợ như “Tháng hành động hỗ trợ người nộp thuế về thuế TNCN và thuế TNDN”; Phối hợp chặt chẽ với các Đại lý thuế thực hiện khâu kiểm tra, xử lý hồ sơ, giúp người nộp thuế hạn chế sai sót khi thực hiện khai thuế, bắt kịp theo xu thế quản lý thuế của khu vực và quốc tế; Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các phóng sự tuyên truyền về chính sách thuế, cơ quan thuế sẽ xây dựng các phóng sự để tuyên truyền, quảng bá cho những doanh nghiệp có đóng góp lớn cho ngân sách nhằm tuyên dương và nhân rộng điển hình; Chủ động phối hợp với các đơn vị công nghệ thông tin để giới thiệu đến người nộp thuế mô hình hóa đơn điện tử, góp phần hiện đại hóa công tác xử lý hóa đơn chứng từ của người nộp thuế và cơ quan thuế; Kết nối với doanh nghiệp qua nhiều phương tiện liên lạc như email, facebook, điện thoại để giúp người nộp thuế cập nhật kịp thời các chính sách thuế mới; Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền để hỗ trợ hiệu quả hơn cho doanh nghiệp; Phối hợp với Hội Doanh nghiệp, doanh nhân tại địa phương để tiếp nhận các thông tin phản ánh của DN từ đó giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc; Tổ chức tuyên dương để ghi nhận và động viên những doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế; Chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ công chức trong thực thi công vụ, công khai đường dây nóng để DN phản ánh về thái độ làm việc của công chức thuế, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm. Tất cả đều hướng đến mục tiêu làm hài lòng DN tạo môi trường thuận lợi để DN kinh doanh và phát triển.

Tổng cục Thuế giám sát chặt quy trình hoàn thuế mới

Tổng cục Thuế giám sát chặt quy trình hoàn thuế mới như thế nào?

Việc Bộ Tài chính ban hành Công văn 3357/BTC-TCT được dư luận đánh giá là một động thái tích cực, nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế giám sát chặt quy trình hoàn thuế mới
Nhiều giải pháp được Tổng cục Thuế chỉ đạo áp dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
 
Để tiếp tục tạo thuận lợi cho cả cơ quan thuế và doanh nghiệp trong việc hoàn thuế, Tổng cục Thuế mới đây đã có chỉ đạo (Văn bản số 1030/TCT-KK) về thực hiện giám sát hoàn thuế GTGT, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính.
 
Giám sát ở cấp tổng cục
 
Theo đó, Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế phải chịu trách nhiệm về quyết định hoàn thuế và tổ chức thực hiện việc giải quyết hoàn thuế theo đúng trách nhiệm, thẩm quyền quy định (tại Khoản 3 Điều 58 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013), cũng như việc rà soát các trường hợp thường xuyên phát sinh hoàn thuế và phân cấp cục thuế trực tiếp quản lý thuế (theo hướng dẫn tại Thông tư 127/2015/TT-BTC ngày 21/8/2015).
 
Các cục thuế phải thực hiện cập nhật đầy đủ tờ khai thuế, hồ sơ đề nghị hoàn thuế và các thông tin liên quan đến quá trình giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế (Phiếu đề xuất hoàn thuế, biên bản kiểm tra (đối với trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế), văn bản thẩm định hồ sơ đề nghị hoàn thuế), dự thảo quyết định hoàn thuế vào Hệ thống quản lý thuế của ngành Thuế (TMS, TTR), gửi danh sách đề nghị phê duyệt quyết định hoàn thuế về Tổng cục Thuế qua hệ thống thư điện tử HoanthueTCT@gdt.gov.vn).
 
Tổng cục Thuế cũng lưu ý việc tăng cường giám sát mà không ảnh hưởng, làm tăng thêm thời gian làm thủ tục của doanh nghiệp. Theo đó, trường hợp kết quả giám sát của Tổng cục Thuế xác định không đủ điều kiện ban hành quyết định hoàn thuế thì các cục thuế thực hiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định để Tổng cục tiếp tục giám sát.
 
Tổng cục Thuế cũng nêu rõ các trường hợp phải giám sát cũng như giám sát lại. Trong đó: kể từ ngày 14/3/2016 nếu Tổng cục Thuế chưa trả kết quả giám sát thì sẽ tiếp tục thực hiện giám sát và gửi thông báo kết quả giám sát theo đúng quy định pháp luật. Các cục thuế phải thực hiện đúng quy định của hướng dẫn tại Công văn 3357 của Bộ Tài chính.
 
Trường hợp Tổng cục Thuế đã trả kết quả giám sát, các cục thuế thực hiện chi hoàn thuế GTGT cho người nộp thuế, bao gồm các hồ sơ đã có kết quả giám sát là: “thuộc trường hợp ưu tiên chi hoàn thuế”, “không thuộc trường hợp ưu tiên chi hoàn thuế”, “không đủ thông tin chính xác trường hợp ưu tiên chi hoàn thuế”.
 
Cục thuế chịu trách nhiệm về đối tượng và số tiền hoàn
 
Trong hướng dẫn mới thực hiện Công văn số 3357/BTC-TCT, Tổng cục Thuế chỉ thực hiện giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế. Các cục thuế chịu trách nhiệm về tính chính xác của đối tượng được hoàn thuế, trường hợp được hoàn thuế, số tiền được hoàn thuế, số liệu kèm theo hồ sơ đề nghị của người nộp thuế.
 
Hồ sơ đủ điều kiện giám sát hoàn gồm 6 tiêu chí, gồm: Tờ khai thuế GTGT của kỳ hoàn thuế được lập đúng với từng trường hợp khai thuế theo quy định (tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013, Công văn số 4943/TCT-KK, các hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế và đã được cập nhật vào hệ thống TMS).
 
Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN đảm bảo đầy đủ theo mẫu quy định tại Thông tư 156, có số thuế đề nghị hoàn đúng với số thuế đề nghị hoàn trên tờ khai của kỳ hoàn tương ứng và được cập nhật vào hệ thống TMS.
 
Phiếu đề xuất hoàn thuế theo quy định pháp luật; Bản scan phiếu thẩm định hồ sơ hoàn thuế; Bản scan dự thảo quyết định hoàn thuế/quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN theo đúng mẫu quy định; Biên bản kiểm tra, kết luận thanh tra đối với trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế.
 
Lưu hành, theo dõi kết quả giám sát hoàn thuế
 
Trường hợp thông báo kết quả giám sát hoàn thuế GTGT của Tổng cục Thuế có kết quả là hồ sơ đủ điều kiện hoàn thuế, bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế có trách nhiệm in thông báo kết quả giám sát hoàn thuế của Tổng cục Thuế từ địa chỉ thư điện tử 
 
HoanthueTCT@gdt.gov.vn. Kết quả giám sát kèm theo toàn bộ hồ sơ sẽ được trình lãnh đạo cục thuế ký duyệt quyết định hoàn thuế. Cục thuế thực hiện theo dõi thông báo kết quả giám sát hoàn thuế của Tổng cục Thuế gửi qua đường bưu chính để đối chiếu, lưu hồ sơ.
 
Tổng cục Thuế cũng thông báo sẽ thực hiện việc nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cục thuế nhập các thông tin yêu cầu giám sát vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành và triển khai việc sử dụng chữ ký số để cục thuế, Tổng cục Thuế thực hiện nhận, gửi hồ sơ trong quá trình thực hiện giám sát hoàn thuế. Việc nâng cấp các ứng dụng làm tăng tính hiện đại hóa của quy trình, rút ngắn thời gian xử lý hoàn thuế cho doanh nghiệp.

Dự thảo nghị định: Hộ kinh doanh có thu nhập thấp không phải nộp lệ phí môn bài

Hộ kinh doanh có thu nhập thấp và một số ngành nghề sẽ không phải nộp lệ phí môn bài. Nếu được thông qua sẽ áp dụng từ 1/1/2017.

Dự thảo nghị định về lệ phí môn bài đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến thay thế Nghị định 75/2002/NĐ-CP về thuế môn bài đã đề xuất 4 trường hợp không phải nộp khoản thu này. 
 
Bất cập trong quy định mức thu
 
Theo quy định về quản lý thuế hiện nay, môn bài là loại thuế kê khai và nộp theo năm, thời gian kê khai chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm. Đối với các hộ kinh doanh không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, không xác định được chính xác thu nhập trên tháng, thì trong những tháng cuối năm cục thuế các tỉnh, TP phải rà soát nắm lại toàn bộ cơ sở có hoạt động SXKD trên địa bàn, điều tra thu nhập thực tế để phân loại và xếp bậc môn bài. Mặc dù vậy, quá trình thực hiện chính sách thuế môn bài đã có những hạn chế. Theo đó, mức  thu đối với tổ chức kinh tế được xác định căn cứ vào vốn đăng ký kinh doanh về cơ bản là không có vướng mắc. Tuy nhiên, đối với hộ kinh doanh, cá thể, phần lớn nộp thuế theo phương pháp khoán, không thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách, hóa đơn chứng từ, không hạch toán được kết quả SXKD thì mức thu gồm 6 bậc, căn cứ vào thu nhập trên tháng. Hàng năm, cơ quan thuế phải tốn nhiều thời gian cho công tác điều tra doanh số, chi phí hành thu cao. Trong khi đó, về bản chất thuế môn bài là một khoản lệ phí, nhằm kiểm kê kiểm soát số lượng cơ sở có hoạt động kinh doanh trong năm, nhưng lại tính bằng thu nhập trung bình 1 tháng là không công bằng, gây nhiều khó khăn cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.
 
Mặt khác, theo quy định của Luật Thuế TNCN, cá nhân có thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng thì không phải nộp thuế, thậm chí nếu có 2 người phụ thuộc thì thu nhập phải trên 16,2 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, hộ kinh doanh có thu nhập 300.000 đồng/tháng cũng phải nộp thuế môn bài. Như vậy, quy định vê mức thu nhập để xác định bậc môn bài hiện nay đối với hộ kinh doanh không còn phù hợp với tình hình thực tế. Đó là chưa kể, mức môn bài hiện hành khi xây dựng căn cứ theo mức lương tối thiểu năm 2002 là 290.000 đồng/tháng, trong khi thực tế hiện nay lương tối thiểu đã tăng lên 1.150.000 đồng. Do đó, cần phải ban hành Nghị định về lệ phí môn bài, thay thế để phù hợp với Luật Phí và lệ phí.
 
Đối tượng nào được miễn giảm?
 
Theo cơ quan soạn thảo, về bản chất, thuế môn bài hiện hành là khoản thu nhằm kiểm kê, kiểm soát số lượng cơ sở có hoạt động kinh doanh, không phân biệt có đăng ký kinh doanh hay không. Vì vậy, để bao quát tất cả các đối tượng có hoạt động SXKD dịch vụ, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định đối tượng nộp lệ phí là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đăng ký DN và hộ gia đình, cá nhân có đăng ký kinh doanh hoặc hoạt động SXKD. Đối với DN sẽ có 4 mức thu (dự kiến từ 2-10 triệu đồng, tùy theo quy mô vốn đăng ký kinh doanh) và hộ kinh doanh áp 2 mức (từ 0,3-1 triệu đồng). Các mức thu này sẽ bảo đảm công bằng và phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp thuế. 
 
Mặt khác, để đảm bảo chính sách thu lệ phí môn bài theo đúng bản chất của một khoản thu, cũng như tạo thuận lợi cho cơ quan thu, người dân và DN trong việc xác định đối tượng thu nộp, Bộ Tài chính đề xuất, hộ gia đình, cá nhân có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm không phải nộp lệ phí môn bài. Đồng thời, nhằm khuyến khích ngư dân bám biển và phát triển sản xuất ngành nghề sản xuất còn nhiều khó khăn, Bộ Tài chính cũng đề xuất không thu lệ phí môn bài đối với hộ sản xuất muối; nuôi trồng thuỷ, hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Văn phòng đại diện không có hoạt động kinh doanh cũng là đối tượng không phải nộp lệ phí môn bài. 
 
Dự kiến nếu được thông qua, nghị định sẽ có hiệu lực từ 1/1/2017.

Câu hỏi và Trả lời: Khai thuế theo phương pháp khoán

Những câu hỏi và trả lời xoay quanh việc Kê khai thuế theo phương pháp khoán

Câu hỏi 1: Xin hỏi theo quy định hiện hành thì đối tượng nào phải nộp thuế kê khai theo phương pháp khoán?

Trả lời: Căn cứ khoản 1 Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: Đối tượng nộp thuế khoán là cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh hoặc khai thác tài nguyên bao gồm:
- Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh hoặc thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh không đăng ký thuế và không thực hiện đăng ký thuế theo thời hạn đôn đốc đăng ký thuế của cơ quan thuế.
- Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
- Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ dẫn đến không xác định được số thuế phải nộp phù hợp với thực tế kinh doanh.
- Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh khai thác tài nguyên thủ công, phân tán, lưu động, không thường xuyên.

Câu hỏi 2: Nộp thuế kê khai theo phương pháp khoán áp dụng cho những loại thuế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính: Loại thuế áp dụng theo phương pháp khoán gồm:
1. Thuế giá trị gia tăng.
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với nhóm, cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt)
3. Thuế thu nhập cá nhân.
4. Thuế tài nguyên (đối với nhóm cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên)     
5. Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (đối với nhóm cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên)

Câu hỏi 3: Hồ sơ khai thuế theo phương pháp khoán gồm những giấy tờ gì?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính: Hồ sơ khai thuế khoán gồm:
- Tờ khai mẫu số 01/THKH - Thông tư 156/2013/TT-BTC.
- Trường hợp Hộ nộp thuế khoán đăng ký giảm trừ gia cảnh nộp Phụ lục chi tiết giảm trừ gia cảnh mẫu số 01-1/THKH - Thông tư 156/2013/TT-BTC
- Trường hợp Hộ nộp thuế khoán đăng ký giảm trừ gia cảnh nộp Phụ lục chi tiết giảm trừ gia cảnh mẫu số 01-1/THKH - Thông tư 156/2013/TT-BTC.
- Trường hợp Hộ nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn quyển thì hàng quý nộp Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu 03/THKH - Thông tư 156/2013/TT-BTC.
- Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn bán lẻ theo từng số khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh đối với doanh thu trên hoá đơn mẫu số 01A/KK-HĐ - Thông tư 156/2013/TT-BTC.

Câu hỏi 4: Hộ nộp thuế khoán nộp hồ sơ khai thuế khoán theo tháng, quý hay năm? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính: Hộ nộp thuế khoán nộp hồ sơ khai thuế khoán theo năm (một năm khai một lần).
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là ngày 15/12 của năm trước.
- Trường hợp Hộ nộp thuế khoán mới ra kinh doanh hoặc khai thác tài nguyên, khoáng sản thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc khai thác tài nguyên, khoáng sản.
- Trường hợp Hộ nộp thuế khoán thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh hoặc quy mô, sản lượng khai thác tài nguyên, khoáng sản thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày có thay đổi.
- Đối với trường hợp Hộ nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn quyển thì thời hạn nộp Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu quý sau.
- Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn bán lẻ theo từng số thì thời điểm khai thuế là thời điểm đề nghị được sử dụng hoá đơn tại cơ quan thuế.

Câu hỏi 5: Trường hợp hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh, số thuế khoán được xác định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 11 Điều 21 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính: Hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh phải lập và gửi Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh và đề nghị miễn giảm thuế theo mẫu 01/MGTH Thông tư số 156 đến cơ quan thuế trong khoảng thời gian 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng, nghỉ kinh doanh. Số thuế Hộ nộp thuế khoán được miễn, giảm do tạm ngừng, nghỉ kinh doanh được xác định như sau:
 
Hộ nộp thuế khoán nghỉ liên tục từ trọn 01 (một) tháng (từ ngày mùng 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng đó) trở lên được giảm 1/3 số thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp của quý; tương tự nếu nghỉ liên tục trọn 02 (hai) tháng trở lên được giảm 2/3 số thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp của quý, nếu nghỉ trọn quý được giảm toàn bộ số thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp của  quý. Nếu Hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh không trọn tháng thì không được giảm thuế khoán phải nộp của tháng.
- Trường hợp trong thời gian nghỉ kinh doanh, Hộ nộp thuế khoán vẫn kinh doanh thì phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo thông báo của cơ quan thuế.

Câu hỏi 6: Số thuế khoán của Hộ nộp thuế khoán được xác định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 6 Điều 21 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính: Số thuế khoán của hộ nộp thuế khoán được xác định như sau:
- Căn cứ vào tài liệu khai thuế của Hộ nộp thuế khoán về doanh thu, thu nhập, sản lượng, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế, cơ quan thuế xác định doanh thu và mức thuế khoán dự kiến của Hộ nộp thuế khoán để niêm yết công khai, đồng thời tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.
- Đối với Hộ nộp thuế khoán hoạt động theo hình thức nhóm cá nhân kinh doanh, cơ quan thuế căn cứ thu nhập chịu thuế ấn định của nhóm, tỷ lệ phân chia thu nhập và khai thuế giảm trừ gia cảnh của từng thành viên để tính và thông báo số thuế khoán phải nộp cả năm và số thuế tạm nộp theo từng quý của từng thành viên trong nhóm.
- Số thuế khoán được xác định cho từng quý và ổn định trong một năm. Trường hợp Hộ nộp thuế khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh hoặc quy mô, sản lượng khai thác tài nguyên, khoáng sản thì cơ quan thuế điều chỉnh lại số thuế khoán và ổn định trong thời gian còn lại của năm tính thuế.

Câu hỏi 7: Xin hỏi thời hạn nộp khai thuế theo phương pháp khoán được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 9b Điều 21 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính: Thời hạn nộp thuế khoán được quy định như sau:
- Căn cứ Thông báo nộp thuế, Hộ nộp thuế khoán nộp tiền thuế của quý chậm nhất là ngày cuối cùng của quý.
- Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn quyển thì thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng bổ sung chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
- Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn bán lẻ theo từng số thì thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu trên hoá đơn là thời điểm khai thuế theo từng lần phát sinh.

Câu hỏi và Trả lời: Khai thuế GTGT

Tổng hợp những câu hỏi và câu trả lời xoay quanh vấn đề khai thuế GTGT

Câu 1: Xin hỏi theo quy định hiện hành những trường hợp nào được khai thuế GTGT theo quý?

Trả lời: Căn cứ quy định tại tiết b.1, điểm b, khoản 2, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính:  Đối tượng khai thuế GTGT theo quý được áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 20 tỷ đồng trở xuống.
- Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh  việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo tháng. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.

Câu hỏi 2: Xin hỏi cách xác định doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý như thế nào?

Trả lời: Căn cứ quy định tại tiết b.3, điểm b, khoản 2, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: Cách xác định doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý như sau:
- Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng).
- Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc.

Câu hỏi 3: Xin cho hỏi có được tính doanh thu không chịu thuế GTGT vào tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế GTGT theo quý không? 

Trả lời:  Căn cứ tiết b.3, điểm 2, điều 11 của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính thì cách xác định doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý là:
- Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng).
- Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc.

Câu hỏi 4: Chu kỳ ổn định của việc kê khai thuế GTGT theo quý hoặc theo tháng là bao lâu?

Trả lời: Căn cứ tiết b2, điểm b, mục 2, điều 11 của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính thì: Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 31/12/2016.

Câu hỏi 5: Xin hỏi theo quy định hiện hành thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo quý được quy định như thế nào?

Trả lời:
- Căn cứ điểm 3.c, Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính thì: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Câu hỏi 6: Công ty tôi bắt đầu hoạt sản xuất kinh doanh từ tháng 1/2014 thì năm 2014 thực hiện khai thuế GTGT theo quý hay tháng?

Trả lời: Căn cứ quy định tại tiết b.1, điểm b, khoản 2, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính thì từ kỳ khai thuế tháng 1/2014 đến kỳ khai thuế tháng 12/2014, doanh nghiệp thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Căn cứ vào doanh thu của năm 2014 (đủ 12 tháng của năm dương lịch) để Công ty xác định năm 2015 thực hiện khai thuế tháng hay khai quý.

Câu hỏi 7: Doanh nghiệp tôi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 8/2013 thì thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý?

Trả lời: Căn cứ quy định tại tiết b.1 điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính thì từ kỳ khai thuế tháng 8/2013 đến kỳ khai thuế tháng 12/2014, doanh nghiệp phải thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Sau đó Doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu của năm 2014 (đủ 12 tháng của năm dương lịch) để xác định năm 2015 thực hiện khai thuế theo tháng hay theo quý. Doanh nghiệp có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay kê khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.

Câu hỏi 8: Doanh nghiệp tôi đủ điều kiện và thuộc diện khai thuế GTGT theo quý nhưng để kiểm soát việc hạch toán kế toán và chứng từ hoá đơn Doanh nghiệp  muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì phải làm thủ tục gì với cơ quan thuế?

Trả lời: Căn cứ quy định tại tiết b.1b,  điểm b, khoản 2, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: Nếu Doanh nghiệp đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý nhưng muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì Doanh nghiệp gửi thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.

Câu hỏi 9: Công ty đã xác định doanh thu năm 2012 dưới 20 tỷ đồng thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý và đã thực hiện khai thuế GTGT theo quý từ quý 3/2013 nhưng cơ quan thuế xuống kiểm tra và kết luận doanh thu của năm 2012 là trên 20 tỷ đồng thì DN có phải chuyển sang khai thuế GTGT theo tháng không?

Trả lời: Căn cứ quy định Căn cứ quy định tại tiết b.1b,  điểm b, khoản 2, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 31/12/2016.
- Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo quý, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này trên 20 tỷ đồng, người nộp thuế không đủ điều kiện để khai thuế giá trị gia tăng theo quý của chu kỳ ổn định đó thì từ năm tiếp theo của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định, người nộp thuế phải thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.

Câu hỏi 10: Xin hỏi Công ty tôi năm 2012 có tổng doanh thu là 18 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/7/2013. Doanh thu của năm 2013 do doanh nghiệp kê khai là 25 tỷ đồng thì năm 2014 Công ty thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay quý?

Trả lời: Căn cứ quy định tại tiết b.2,  điểm b, khoản 2, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: Công ty thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý từ 1/7/2013 nhưng doanh thu kê khai của Công ty trong năm 2013 trên 20 tỷ đồng thì vẫn tiếp tục thực hiện khai thuế GTGT theo quý đến hết năm 2016. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.

Câu hỏi 11: Xin hỏi Công ty tôi năm 2012 có tổng doanh thu là 30 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng từ ngày 01/7/2013. Năm 2013 doanh thu của Công ty kê khai là 18 tỷ đồng thì năm 2014 Công ty thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay quý?

Trả lời: Căn cứ quy định tại tiết b.2,  điểm b, khoản 2, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: Tổng doanh thu của Công ty năm 2012 là 30 tỷ đồng nên từ quý 3/2013 Công ty phải thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Năm 2013 tổng Doanh thu Công ty kê khai (kể cả trường hợp khai bổ sung) là 18 tỷ đồng thì Công ty vẫn thực hiện khai thuế GTGT theo tháng đến hết năm 2016. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế tháng hoặc quý dựa trên doanh thu của năm 2016.

Câu hỏi 12: Công ty tôi năm 2012 có tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT là 17 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/7/2013. Năm 2014, cơ quan thuế kiểm tra kết luận doanh thu tính thuế GTGT của năm 2012 tăng thêm 6 tỷ so với số liệu kê khai nên có tổng doanh thu năm 2012 là 23 tỷ, từ năm 2015 Công ty thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay quý?

Trả lời: Căn cứ quy định tại tiết b.2,  điểm b, khoản 2, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: Năm 2012 Công ty có tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT là 17 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/7/2013. Năm 2014, cơ quan thuế kiểm tra kết luận doanh thu tính thuế GTGT của năm 2012 tăng thêm 6 tỷ so với số liệu kê khai nên tông doanh thu của Công ty là 23 tỷ, thì từ năm 2015 đến hết năm 2016 Công ty thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.

Câu hỏi 13: Doanh nghiệp thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/7/2013 do doanh thu năm 2012 là 15 tỷ đồng. Năm 2014, Doanh nghiệp tự phát hiện và khai bổ sung doanh thu tính thuế GTGT của năm 2012 tăng thêm 7 tỷ đồng so với số liệu kê khai nên tổng doanh thu năm 2012 DN đạt 22 tỷ đồng. Xin hỏi từ năm 2015 Doanh nghiệp thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay quý?

Trả lời: Căn cứ quy định tại tiết b.2,  điểm b, khoản 2, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: Doanh nghiệp thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/7/2013. Năm 2014, Doanh nghiệp tự khai bổ sung doanh thu tính thuế GTGT của năm 2012 tăng thêm 7 tỷ so với số liệu kê khai làm tổng doanh thu năm 2012 là 22 tỷ đồng, thì từ năm 2015 đến hết năm 2016 doanh nghiệp thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.

Câu hỏi 14: Xin hỏi hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý áp dụng phương pháp khấu trừ thuế gồm những gì?

Trả lời: Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: Hồ sơ khai thuế GTGT tháng, quý áp dụng phương pháp khấu trừ thuế gồm:
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01/GTGT;
- Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT;
- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT;
- Bảng kê hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thuế suất 0% theo mẫu số 01-3/GTGT (nếu có hàng hóa dịch vụ xuất khẩu)
- Bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong tháng, quý theo mẫu số 01-4A/GTGT (áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế phân bổ số thuế GTGT được khấu trừ trong tháng, quý theo tỷ lệ (%) doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế giá trị gia tăng trên tổng doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra của tháng, quý).
- Bảng kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào phân bổ được khấu trừ năm theo mẫu số 01-4B/GTGT (áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế tính phân bổ lại số thuế GTGT được khấu trừ trong năm theo tỷ lệ (%) doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế giá trị gia tăng trên tổng doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra của năm). Số liệu điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT đầu vào phân bổ được khấu trừ được tổng hợp vào Tờ khai thuế GTGT tháng 12 hoặc của quý 4 của năm.
- Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh XD, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh theo mẫu số 01-5/GTGT (nếu có hoạt động xây dựng ngoại tỉnh)
- Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán (nếu có đơn vị trực thuộc) theo mẫu số 01-6/GTGT
- Bảng kê số lượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy bán ra theo mẫu số 01-7/GTGT (áp dụng đối với cơ sở kinh doanh xe ô tô, xe hai bánh gắn máy).

Câu hỏi 15: Công ty tôi thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư tại địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đang trong giai đoạn đầu tư thì lập hồ sơ khai thuế GTGT như thế nào?

Trả lời: Căn cứ quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính:
- Nếu Công ty có dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi đóng trụ sở chính thì lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và phải bù trừ số GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư với thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Sau khi bù trừ nếu có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư mà chưa được bù trừ hết theo mức quy định của pháp luật về thuế GTGT thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
- Nếu Công ty có dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, thì lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi đóng trụ sở chính. Nếu số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư theo mức quy định của pháp luật về thuế GTGT thì được hoàn thuế giá trị gia tăng cho dự án đầu tư.

Câu hỏi 16: Doanh nghiệp tôi có trụ sở tại Hà Nội, năm 2014 có dự án xây dựng nhà máy thép ở Hải Dương (dự án gồm 3 tổ hợp), dự án đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, doanh nghiệp phải lập hồ sơ khai thuế GTGT như thế nào?

Trả lời: Căn cứ quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: Doanh nghiệp lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và nộp tại cơ quan thuế Hà Nội - nơi đóng trụ sở chính, và thực hiện hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư tại Hà Nội. Khi Nhà máy thép Hải Dương đã đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế có tổ hợp thứ nhất đi vào hoạt động và có doanh thu đầu ra thì nhà máy thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tại Hải Dương. Đối với tổ hợp thứ hai và tổ hợp thứ ba vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục xây dựng thì Nhà máy thực hiện kê khai thuế GTGT riêng cho dự án đầu tư, bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của Nhà máy và đề nghị hoàn thuế GTGT tại Hải Dương.

Câu hỏi 17: Xin hỏi Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư gồm giấy tờ gì?

Trả lời: Căn cứ quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: Hồ sơ khai thuế GTGT của dự án đầu tư gồm:
- Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư theo mẫu số 02/GTGT ;
- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT.
- Trường hợp người nộp thuế có dự án đầu tư và phải thực hiện bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư với thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện thì việc kê khai thuế GTGT của dự án đầu tư theo tháng hay quý được thực hiện cùng với việc kê khai thuế GTGT của trụ sở chính.

Câu hỏi 18: Xin hỏi DN tôi có hoạt động xây dựng và kinh doanh bất động sản ngoại tỉnh không có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương đó thì khai thuế GTGT đối với hoạt động này như thế nào? Hồ sơ khai thuế như thế nào?

Trả lời: Căn cứ khoản 6 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: DN kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh thì khai thuế GTGT tạm tính theo tỷ lệ 2% đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% hoặc theo tỷ lệ 1% đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% trên doanh thu hàng hoá, dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng với cơ quan Thuế quản lý địa phương nơi kinh doanh, bán hàng.
- Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh là Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 05/GTGT. Hồ sơ khai thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh được nộp theo từng lần phát sinh doanh thu. Trường hợp phát sinh nhiều lần nộp hồ sơ khai thuế trong một tháng thì người nộp thuế có thể đăng ký với Cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế để nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.

Câu hỏi 19: Công ty tôi có trụ sở tại Hà Nội, ký hợp đồng với Doanh nghiệp A để thực hiện tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình được xây dựng tại Nghệ An thì có phải kê khai thuế vãng lai ngoại tỉnh không? .

Trả lời: Căn cứ điểm đ, khoản 1 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: Công ty có trụ sở tại Hà Nội, ký hợp đồng với Công ty A thực hiện tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình được xây dựng tại Nghệ An thì hoạt động này không phải hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh. Công ty thực hiện khai thuế GTGT đối với hợp đồng này tại trụ sở chính tại Hà Nội, không phải thực hiện kê khai tại Nghệ An.
- Nếu Công ty ký hợp đồng với Công ty A để thực hiện công trình xây dựng tại Nghệ An  trong đó có bao gồm cả hoạt động  khảo sát, thiết kế thì Công ty phải thực hiện khai thuế GTGT xây dựng vãng lai đối với hợp đồng này tại Nghệ An.

Câu hỏi 20: Công ty tôi có trụ sở tại Hà Nội mua một số căn hộ thuộc 1 dự án của Công ty B tại TP Hồ Chí Minh. Sau đó Công ty tôi bán lại các căn hộ này và thực hiện xuất hóa đơn cho khách hàng, xin hỏi Công ty tôi có phải thực hiện kê khai, nộp thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh với Cục Thuế TP HCM không?

Trả lời: Căn cứ điểm đ, khoản 1, Điều 11 Thông tư Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: Nếu Công ty có trụ sở tại Hà Nội mua các căn hộ thuộc 1 dự án của Công ty B tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó Công ty bán lại các căn hộ này và thực hiện xuất hóa đơn cho khách hàng thì Công ty phải thực hiện kê khai, nộp thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh theo tỷ lệ % doanh thu với cơ quan thuế tại thành phố Hồ Chí Minh.

Câu hỏi 21: Năm 2014 Công ty tôi thuộc đối tượng được tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT xin hỏi Công ty tôi thì phải làm thủ tục gì với cơ quan thuế để được nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ?

Trả lời: Căn cứ khoản 7 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính: Trường hợp người nộp thuế từ 01/01/2014 thuộc đối tượng được tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT thì gửi văn bản thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo mẫu số 06/GTGT Thông tư số 156 nêu trên. Doanh nghiệp phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 20 tháng 12 của năm trước liền kề năm người nộp thuế thực hiện phương pháp tính thuế mới hoặc năm người nộp thuế tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ.

Câu hỏi 22: Xin hỏi Công ty tôi muốn xin tạm dừng kinh doanh 1 thời gian không phát sinh doanh thu thì có phải nộp hồ sơ khai thuế không và phải làm thủ tục gì với cơ quan thuế?

Trả lời: Căn cứ quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính: Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế nghỉ kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
- Trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất mười lăm ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
- Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế;
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;
- Lý do tạm ngừng kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh, của chủ hộ kinh doanh.
- Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

Câu hỏi 23: Xin hỏi Công ty phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì phải khai với cơ quan thuế như thế nào?

Trả lời: Căn cứ quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính: Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
- Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh như sau:
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng không thuộc phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện.
Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế liên quan đến tăng, giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ thì người nộp thuế thực hiện khai điều chỉnh vào hồ sơ khai thuế  của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về thuế theo kết luận, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền (người nộp thuế không phải lập hồ sơ khai bổ sung).
Nguồn: Khai thuế GTGT

Công văn của Tổng cục Thuế số 1695/TCT-QLN ngày 22/4/2016

Công văn của Tổng cục Thuế số 1695/TCT-QLN ngày 22/4/2016 v/v sử dụng hóa đơn lẻ

          Ngày 15/10/2015. Bộ Tài chính có công văn số 14451/BTC-TCT về việc triển khai biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế quỹ IV/2015 có quy định đối với biện pháp Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

          Qua phản ánh của các Cục Thuế thì trên các Cục Thuế gặp một số vướng mắc khi triển khai thực hiện theo quy định tại công văn số 14451/BTC-TCT nêu trên.
          Để phù hợp với thực tế; đồng thời giải quyết khó khăn cho người nộp thuế, sau khi xin ý kiến Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thuế có ý kiến như sau:
          Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng, nếu người nộp thuế có văn bản đề nghị sử dụng từng hóa đơn lẻ cho từng lô hàng, hạng mục công trình hoàn thành để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện liên tục cho người nộp thuế sử dụng từng hóa đơn lẻ với điều kiện người nộp thuế có văn bản cam kết thực hiện nộp ngay toàn bộ số thuế phát sinh trên hóa đơn lẻ được sử dụng và nộp một phần tiền thuế nợ ít nhất bằng 15% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng.
          Đối với một số trường hợp đặc thù đã cam kết sử dụng hóa đơn như trên, giao đồng chí Cục trưởng Cục Thuế xem xét thực tế để cho phép: Người nộp thuế đề nghị 1 lần nhưng được sử dụng nhiều hóa đơn, cơ quan thuế phải đảm bảo thu được ngay được toàn bộ số thuế phát sinh trên hóa đơn lẻ và thu hồi số thuế nợ trên cam kết.
          Nếu người nộp thuế vi phạm cam kết thì cơ quan thuế dừng ngay việc sử dụng hóa đơn lẻ của người nộp thuế.
          Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thộc trung ương triển khai thực hiện./.
Nguồn: Công văn của Tổng cục Thuế số 1695/TCT-QLN ngày 22/4/2016

Công văn về việc miễn thuế TNCN trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

Công văn của Tổng cục Thuế số 1710/TCT-TNCN ngày 25/4/2016 v/v miễn thuế TNCN đối với hộ, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trả lời đề nghị của ông Nguyễn Văn Chuyền ngày 12/01/2016 về việc xin miễn nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với hộ, cá nhân kinh doanh chăn nuôi gà gia công cho Công ty, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

          - Tại khoản 1, Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn:
          "1. Sản phẩm trồng  trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
          Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngầm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác..."
          - Tại tiết e, Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn:
          e) Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường chưa chế biến thành sản phẩm khác.
          Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất theo hướng dẫn tại điểm này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
          e.1) Có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, quyền sử dụng mặt nước, quyền thuê mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản.
          Trường hợp đi thuê lại đất, mặt nước của tổ chức, cá nhân khác thì phải có văn bản thuê đất, mặt nước theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp vô gia đình, cá nhân nhận khoán trồng rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng với các công ty Lâm nghiệp). Đối với hoạt động đánh bắt thủy sản phải có chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê tàu, thuyền sử dụng vào mục đích đánh bắt thủy sản trên sông bằng hình thức đáy sông (đáy cá) và không thuộc những hoạt động khai thác thủy sản bị cấm theo quy định của pháp luật).
          e.2) Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
          Địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn này là quận, huyên, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là đơn vị hành chính cấp huyện) hoặc huyện giáp ranh với nơi diễn ra hoạt động sản xuất.
..."
          - Tại Điều 1 Luật cư trú số 81/2006/QH ngày 29/11/2006 của Quốc hội quy định về cư trú:
          "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
          Luật này quy định về quyền tự do cư trú của công dân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trình tự, thủ tục đăng ký, quản lý cư trú; quyền, trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú.
          Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú.".
          Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp hộ kinh doanh của ông Nguyễn Văn Chuyền ký hợp đồng chăn nuôi gia công gà với Công ty và trực tiếp tham gia vào hoạt động chăn nuôi gà đồng thời thỏa mãn các điều kiện trên thì khoản tiền nhận được từ hoạt động chăn nuôi gà thuộc diện không chịu thuế GTGT và được miễn thuế TNCN nếu đăng ký điều kiện "cư trú tại địa phương" theo quy định của pháp luật về cư trú nêu trên./.
Nguồn: Công văn về việc miễn thuế TNCN trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

Việc làm kế toán tại Đà Nẵng

VIỆC LÀM KẾ TOÁN TẠI ĐÀ NẴNG

NOTE:
- Thông tin các doanh nghiệp tuyển dụng kế toán sẽ được cập nhật vào mỗi thứ 2 hàng tuần.
- Nếu bạn chưa tự tin vào nghiệp vụ của mình thì có thể đăng ký 1 khóa học kế toán tại KTHN.
- Khi đi xin việc nếu doanh nghiệp yêu cầu kinh nghiệm thực tế mà bạn không có, bạn có thể đăng ký 1 khóa học tại KTHN và sẽ được cấp chứng chỉ tương đương với 2 năm kinh nghiệm làm thực tế.
______________________________________________________________________________________

Thông tin các doanh nghiệp tuyển dụng việc làm kế toán tại Đà Nẵng

Nhân viên phát triển thị trường trên toàn quốc
Công ty TNHH Masan Nutri - Science (Proconco & Anco)
Địa chỉ: KCN Biên Hòa 1, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0613 836 404 - 834 127
Hạn nộp hồ sơ: 30/05/2016
Mức lương: 15 – 20 triệu
Kinh nghiệm: 1 năm
Yêu cầu bằng cấp: Trung cấp
Số lượng cần tuyển: 150
Ngành nghề: Kế toán-Kiểm toán, Marketing-PR, Bán hàng
Địa điểm làm việc: Việc làm TP. HCM, Việc làm Bình Dương, Việc làm Đồng Nai, Việc làm Đà Nẵng, Việc làm Hưng Yên, Việc làm Hải Dương, Việc làm Bắc Ninh, Việc làm An Giang, Việc làm Bà Rịa - Vũng Tàu, Việc làm Long An
Chức vụ: Chuyên viên - Nhân viên
Hình thức làm việc: Toàn thời gian cố định
Thời gian thử việc: 2 tháng
Yêu cầu giới tính: Không yêu cầu
Yêu cầu độ tuổi: Không yêu cầu độ tuổi

Việc làm kế toán tại Hải Phòng

VIỆC LÀM KẾ TOÁN TẠI HẢI PHÒNG

NOTE:
- Thông tin các doanh nghiệp tuyển dụng kế toán sẽ được cập nhật vào mỗi thứ 2 hàng tuần.
- Nếu bạn chưa tự tin vào nghiệp vụ của mình thì có thể đăng ký 1 khóa học kế toán tại KTHN.
- Khi đi xin việc nếu doanh nghiệp yêu cầu kinh nghiệm thực tế mà bạn không có, bạn có thể đăng ký 1 khóa học tại KTHN và sẽ được cấp chứng chỉ tương đương với 2 năm kinh nghiệm làm thực tế.
______________________________________________________________________________________

Thông tin các doanh nghiệp tuyển dụng việc làm kế toán tại Hải Phòng

Nhân Viên Thu Ngân Tại Cửa Hàng Siêu Thị
Công ty cổ phần BIBOMART
Địa chỉ: C6-Số 1 Trần Hữu Dực, P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04 62873026
Hạn nộp hồ sơ: 05/11/2016
Mức lương: 5 - 7 triệu
Kinh nghiệm: Dưới 1 năm
Yêu cầu bằng cấp: Trung cấp
Số lượng cần tuyển: 10
Ngành nghề: Dịch vụ, Kế toán-Kiểm toán, Hành chính-Văn phòng
Địa điểm làm việc: Việc làm Hà Nội, Việc làm Hải Phòng, Việc làm Hải Dương, Việc làm Thái Bình, Việc làm Phú Thọ, Việc làm Ninh Bình
Chức vụ: Chuyên viên - Nhân viên
Hình thức làm việc: Toàn thời gian cố định
Thời gian thử việc: 3 tháng
Yêu cầu giới tính: Không yêu cầu
Yêu cầu độ tuổi: 18 - 24 tuổi

Việc làm kế toán tại Bắc Ninh

VIỆC LÀM KẾ TOÁN TẠI BẮC NINH

NOTE:
- Thông tin các doanh nghiệp tuyển dụng kế toán sẽ được cập nhật vào mỗi thứ 2 hàng tuần.
- Nếu bạn chưa tự tin vào nghiệp vụ của mình thì có thể đăng ký 1 khóa học kế toán tại KTHN.
- Khi đi xin việc nếu doanh nghiệp yêu cầu kinh nghiệm thực tế mà bạn không có, bạn có thể đăng ký 1 khóa học tại KTHN và sẽ được cấp chứng chỉ tương đương với 2 năm kinh nghiệm làm thực tế.
______________________________________________________________________________________

Thông tin các doanh nghiệp tuyển dụng việc làm kế toán tại Bắc Ninh

Nhân viên kế toán tổng hợp
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tăng Tiến
Địa chỉ: Khu công nghiệp Đông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh
Điện thoại: 0989620388
Hạn nộp hồ sơ: 30/05/2016
Mức lương: 5 - 7 triệu
Kinh nghiệm: 1 năm
Yêu cầu bằng cấp: Trung cấp
Số lượng cần tuyển: 2
Ngành nghề: Quản trị kinh doanh, Kế toán-Kiểm toán, Nhân sự
Địa điểm làm việc: Việc làm Bắc Ninh
Chức vụ: Chuyên viên - Nhân viên
Hình thức làm việc: Toàn thời gian cố định
Thời gian thử việc: 1 tháng
Yêu cầu giới tính: Nữ
Yêu cầu độ tuổi: Không yêu cầu độ tuổi
________________________
Nhân viên kế toán
Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hanaka
Địa chỉ: Khu công nghiệp hanaka, từ Sơn, Bắc Ninh
Điện thoại: 0241.626.0287/ 0912.988.227
Hạn nộp hồ sơ: 07/05/2016
Mức lương: 5 - 7 triệu
Kinh nghiệm: 2 năm
Yêu cầu bằng cấp: Đại học
Số lượng cần tuyển: 5
Ngành nghề: Quản trị kinh doanh, Ngân hàng, Kế toán-Kiểm toán
Địa điểm làm việc: Việc làm Hà Nội, Việc làm Hưng Yên, Việc làm Hải Dương, Việc làm Bắc Ninh, Việc làm Thái Nguyên, Việc làm Bắc Giang
Chức vụ: Chuyên viên - Nhân viên
Hình thức làm việc: Toàn thời gian cố định
Thời gian thử việc: 01
Yêu cầu giới tính: Không yêu cầu
Yêu cầu độ tuổi: 18 - 24 tuổi
________________________
Nhân viên phát triển thị trường trên toàn quốc
Công ty TNHH Masan Nutri - Science (Proconco & Anco)
Địa chỉ: KCN Biên Hòa 1, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0613 836 404 - 834 127
Hạn nộp hồ sơ: 30/05/2016
Mức lương: 15 – 20 triệu
Kinh nghiệm: 1 năm
Yêu cầu bằng cấp: Trung cấp
Số lượng cần tuyển: 150
Ngành nghề: Kế toán-Kiểm toán, Marketing-PR, Bán hàng
Địa điểm làm việc: Việc làm TP. HCM, Việc làm Bình Dương, Việc làm Đồng Nai, Việc làm Đà Nẵng, Việc làm Hưng Yên, Việc làm Hải Dương, Việc làm Bắc Ninh, Việc làm An Giang, Việc làm Bà Rịa - Vũng Tàu, Việc làm Long An
Chức vụ: Chuyên viên - Nhân viên
Hình thức làm việc: Toàn thời gian cố định
Thời gian thử việc: 2 tháng
Yêu cầu giới tính: Không yêu cầu
Yêu cầu độ tuổi: Không yêu cầu độ tuổi
_______________________
Nhân viên kế toán - Bắc Ninh, Hưng Yên
Công ty cổ phần thú y Xanh Việt Nam
Địa chỉ: Lô đất A2CN2, cụm Công nghiệp Từ Liêm, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0166.4418.460
Hạn nộp hồ sơ: 07/05/2016
Mức lương: 7 – 10 triệu
Kinh nghiệm: 3 năm
Yêu cầu bằng cấp: Đại học
Số lượng cần tuyển: 1
Ngành nghề: Kế toán-Kiểm toán
Địa điểm làm việc: Việc làm Hà Nội, Việc làm Hưng Yên, Việc làm Bắc Ninh
Chức vụ: Chuyên viên - Nhân viên
Hình thức làm việc: Toàn thời gian cố định
Thời gian thử việc: 2 tháng
Yêu cầu giới tính: Nữ
Yêu cầu độ tuổi: 25 - 29 tuổi
______________________
Thu ngân nhà hàng
Nhà hàng B40 - Beer club
Địa chỉ: Số 6 Lê Đức Thọ, Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: 0984 106 158, 0466 73 55 77
Hạn nộp hồ sơ: 27/09/2016
Mức lương: 3 - 5 triệu
Kinh nghiệm: Chưa có kinh nghiệm
Yêu cầu bằng cấp: Không yêu cầu bằng cấp
Số lượng cần tuyển: 6
Ngành nghề: Kế toán-Kiểm toán, Bán hàng , Khách sạn-Nhà hàng
Địa điểm làm việc: Việc làm Hà Nội, Việc làm Hải Phòng, Việc làm Hải Dương, Việc làm Bắc Ninh, Việc làm Thái Bình, Việc làm Quảng Ninh, Việc làm Bắc Giang, Việc làm Toàn quốc, Việc làm Miền Bắc
Chức vụ: Chuyên viên - Nhân viên
Hình thức làm việc: Toàn thời gian cố định
Thời gian thử việc: 01 tháng
Yêu cầu giới tính: Nữ
Yêu cầu độ tuổi: 25 - 29 tuổi