Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Viết sai hoá đơn GTGt xử lý như thế nào ?

Việc viết sai hóa đơn GTGT là việc hết sức bình thường với các doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng ta phải biết cách xử lý để không gây tổn hại cho doanh nghiệp.
Viết sai hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) xử lý như thế nào? Đây là lỗi mà kế toán thường xuyên gặp phải và rất lung túng trong việc xử lý. Bài viết này Công ty kế toán Hà Nội xin hướng dẫn cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn giá trị gia tăng theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính
Nói về vấn đề viết sai hóa đơn GTGT thì có rất nhiều trường hợp như: Viết sai tên công ty, viết sai tên người mua hàng, viết sai địa chỉ, viết sai mã số thuế, viết sai ngày tháng, viết sai tên hàng hóa, dịch vụ, viết sai đơn vị tính, viết sai số lượng, viết sai đơn giá, viết sai số tiền, viết sai thuế suất…
Nhưng: Ngày 10/12/2013 Tổng cục thuế đã ban hành Công văn Số 4291/TCT-CS cho phép viết tắt tên, địa chỉ trên hóa đơn GTGT, cụ thể:
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách nhiệm Hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”… nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp thì vẫn được xem là hợp pháp, được sử dụng để kê khai, khấu trừ thuế.
Tuy là có rất nhiều trường hợp viết sai hóa đơn GTGT nhưng tóm lại chỉ có 3 trường hợp cụ thể như sau:
  • Phát hiện hóa đơn viết sai nhưng chưa xé khỏi cuống.
  • Phát hiện hóa đơn viết sai, đã giao cho khách hàng nhưng chưa kê khai.
  • Phát hiện hóa đơn viết sai, đã giao cho khách hàng và đã kê khai thuế.
Hướng dẫn cách xử lý khi viết sai hoá đơn GTGT
Hướng dẫn cách xử lý khi viết sai hoá đơn GTGT

Cách xử lý các trường hợp khi viết sai hóa đơn GTGT cụ thể

Theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính: Quy định xử lý đối với hoá đơn đã lập:

Trường hợp phát hiện hóa đơn viết sai nhưng chưa xé khỏi cuống

Cách xử lý: Các bạn chỉ cần gạch chéo các liên.
Chú ý: Phải lưu giữ số hóa đơn lập sai (không xé khỏi cuống).

Trường hợp phát hiện hóa đơn viết sai, đã giao cho khách hàng nhưng chưa kê khai

Cách xử lý
– Lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai.
+ Biên bản thu hồi hóa đơn phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của 2 bên, ghi rõ lý do thu hồi.
Mẫu các bạn có thể tải về tại đây: Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn
– Người bán gạch chéo các liên và phải lưu giữ số hóa đơn đã lập sai đó.
– Xuất lại Hoá đơn mới (đúng). Hai bên dung hóa đơn mới để khai thuế.
  1. Trường hợp phát hiện hóa đơn viết sai đã kê khai thuế
  2. a. Trường hợp hóa đơn viết sai không ảnh hưởng đến số tiền thuế:
Các lỗi sai như
– Viết sai ngày tháng, tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản…
Cách xử lý
– Lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai.
– Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót:
+ Trên hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ: Nội dung điều chỉnh của hóa đơn số…, ký hiệu…
Cách kê khai: Kê khai hóa đơn điều chỉnh đó vào kỳ hiện tại.
– Bên bán: kê khai hóa đơn điều chỉnh vào bảng kê bán ra PL 01-1/GTGT.
– Bên mua: kê khai vào bảng kê mua vào PL 01-2/GTGT.
Chú ý: Chỉ tiêu: Doanh thu và thuế GTGT ghi bằng “0“
  1. b. Trường hợp hóa đơn viết sai ảnh hưởng đến tiền thuế:
Các lỗi sai như:
– Sai đơn vị, đơn giá, thuế suất, tổng tiền ….
Cách xử lý
– Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai.
– Người bán Lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
+ Trên hóa đơn điều chỉnh phải ghi rõ (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…
Chú ý: Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Cách kê khai: Kê khai hoá đơn điều chỉnh đó vào kỳ hiện tại.
– Bên bán: kê khai hóa đơn điều chỉnh vào bảng kê bán ra PL 01-1/GTGT.
– Bên mua: kê khai vào bảng kê mua vào PL 01-2/GTGT.
Chú ý: Đối với những hóa đơn điều chỉnh giảm (Tức là phải kê khai giảm số tiền), thì:
– Người bán: Trên bảng kê bán ra PL 01-1/GTGT: Kê khai âm (-) vào Chỉ tiêu [9]: Doanh thu”, còn cột “Thuế GTGT” sẽ tự động cập nhật
– Người mua: Trên bảng kê mua vào PL 01-2/GTGT:  Kê khai âm (-) và Chỉ tiêu [9]: Giá trị hàng hóa, dịch vụ
Để có thể cập nhập tin tức, tài liệu về kế toán một cách nhanh nhất các bạn truy cập vào website của Trung tâm kế toán Hà Nội hoặc gọi vào sđt 01683 186 194 nhé

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét